Thẻ tín dụng sinh viên là gì? Điều kiện đăng ký dễ dàng không?  Có nên mở thẻ tín dụng sinh viên? Ngân hàng nào phát hành thẻ này? Nếu bạn đang là sinh viên và có nhu cầu muốn dùng thẻ tín dụng cho sinh viên thì phải làm thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.

Thẻ tín dụng cho sinh viên – Người bạn đồng hành cùng sinh viên

Sinh viên có được mở thẻ tín dụng không?

Theo nguyên tắc chung, sinh viên hoàn toàn không có đủ điều kiện để mở thẻ tín dụng online cho bản thân do nguồn thu nhập không ổn định và không có tài sản đảm bảo. Hơn nữa, bên cạnh các khoản chi tiêu thường xuyên như: tiền điện, tiền nhà, tiền ăn,…, sinh viên còn phải chi trả các khoản học phí định kỳ và chi phí khác lên tới chục triệu đồng. Nhiều ngân hàng hiện nay đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ sinh viên mở thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, có rất nhiều lý do chính đáng khiến sinh viên mong muốn mở thẻ:
  • Giảm áp lực tài chính: Sinh viên thường phải đối mặt với nhiều chi phí hàng tháng như tiền học phí, tiền nhà, tiền ăn, và các chi tiêu cá nhân khác. Vì thế, thẻ tín dụng có thể giúp phân chia chi tiêu và giảm thiểu tình trạng thiếu tiền mặt.
  • Xây dựng lịch sử tín dụng: Việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp sinh viên xây dựng lịch sử tín dụng tốt, điều này hỗ trợ sinh viên trong việc vay vốn hay mở các tài khoản tín dụng trong tương lai.
  • Ưu đãi và khuyến mãi: Nhiều ngân hàng kèm các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho sinh viên như: Giảm giá, tích điểm, hoặc quà tặng hấp dẫn…

Tuy nhiên, thẻ tín dụng dành cho sinh viên cũng tiềm ẩn những rủi ro do tính năng chi tiêu trước trả tiền sau sẽ khiến sinh viên có thể quá thoải mái chi tiêu mà không lường trước dẫn đến cuối kỳ sao kê mà không thể trả hết tiền nợ và bị tính thêm lãi suất.

Điều kiện mở thẻ tín dụng cho sinh viên

Nhìn chung, điều kiện các ngân hàng đưa ra sẽ tương tự nhau, điển hình như:

  • Sinh viên năm 3 trở lên tại các trường Đại học nằm trong danh sách ngân hàng quy định.
  • Có chứng minh thu nhập hoặc lương chuyển khoản hàng tháng từ 4.500.000 VNĐ trở lên. Hoặc sở hữu ít nhất 1 chiếc xe máy chính chủ, sổ tiết kiệm,…
  • Điểm học tập từ 7.0 trở lên (tuỳ ngân hàng sẽ có mức khác nhau).

Tùy thuộc mỗi ngân hàng điều kiện làm thẻ tín dụng cho sinh viên sẽ khác nhau. Bạn có thể gọi điện lên tổng đài của ngân hàng để được tư vấn cụ thể nhất.

Các thủ tục, hồ sơ cần thiết để mở thẻ

  • Đối với thẻ tín dụng phụ: bạn có thể làm thẻ tín dụng cho sinh viên bằng cách làm thẻ phụ đứng tên người thân trong gia đình. Thẻ tín dụng phụ có chức năng và hạn mức tín dụng tương tự như thẻ tín dụng chính. Bạn hoàn toàn có thể thanh toán và nhận ưu đãi khi dùng thẻ phụ.
  • Đối với sinh viên tự đăng ký làm thẻ tín dụng online:
    • Thẻ sinh viên.
    • Chứng minh nơi ở hiện tại (bản photo sổ hộ khẩu)
    • Chứng minh tài chính (bảng lương sao kê)
    • Chứng minh công việc (bản sao hợp đồng làm việc)
    • Bảng điểm photo, có chứng nhận của trường nơi mình đang học
    • Giấy đăng ký xe máy sinh viên đứng tên chính chủ
    • Giấy đề nghị phát hành thẻ. Giấy này sẽ được nhân viên ngân hàng đưa cho bạn khi bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng.

Đáp ứng các điều kiện và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh/phòng giao dịch của các ngân hàng có mở thẻ tín dụng sẽ được hướng dẫn cụ thể.

Các ngân hàng hàng đầu đang phát hàng thẻ tín dụng sinh viên

Dưới đây là gợi ý một số ngân hàng đang có chương trình mở thẻ tín dụng dành cho sinh viên mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn:

Tên ngân hàngƯu điểmHạn mứcPhí thường niên tham khảo
Ngân hàng TPBank– Không cần thế chấp
– Phê duyệt giải ngân nhanh
» Mời bạn xem: Giới thiệu về thẻ TPBank EVO
Hơn 50 triệuDưới 10 triệu: 159.000VND
Từ 10 – 50 triệu: 219.000VND
Trên 50 triệu: 299.000VND
Ngân hàng số Cake by VPBank– Hoàn tiền 20% cho các giao dịch trên ứng dụng Be.​
– Hoàn tiền 0,2% cho các giao dịch khác.
– Số tiền hoàn tối đa: 300.000 VND/kỳ sao kê. (Điều khoản, điều kiện áp dụng)​.
– Có 2 thiết kế thẻ thể hiện cá tính.​
» Mời bạn xem: Cách mở thẻ tín dụng Be x Cake online tại nhà
Lên đến 50 triệuPhí thường niên năm đầu tiên miễn phí. Năm thứ 2 trở đi 199.000 đồngMiễn phí nếu có tổng chi tiêu tối thiểu 20 triệu trong năm liền trước
Ngân hàng ACB– Miễn phí thường niên cho đến khi bạn ra trường
– Tư vấn miễn phí kiến thức tài chính
– Miễn lãi lên đến 45 ngày
– Miễn phí rút tiền tại ATM 2 năm đầu.
» Mời bạn xem: 5 bước mở thẻ tín dụng ACB online giao thẻ tận nhà
Hạn mức cao lên đến 6 triệu VND299.000VND
MBBank– Tặng tài khoản số đẹp: ngũ quý, tứ quý, số điện thoại, số tự chọn. Chi tiêu tối đa 45 ngày không lãi suất; trả góp 0% tại hơn 1.000 điểm mua sắm. Phí chuyển đổi ngoại tệ: 2% (mức phí 3%, MB Bank hỗ trợ 1%). Tặng bảo hiểm giao dịch gian lận và bảo hiểm du lịch toàn cầu; Thanh toán dư nợ thẻ qua App mọi lúc, mọi nơi; giao dịch nộp tiền qua hệ thống MB tại các máy CDM tự động.
– Mở tài khoản và đăng ký thẻ tín dụng hoàn toàn online, định danh điện tử eKYC.
» Mời bạn xem: 9 bước đăng ký tài khoản MBBank nhận ngay 30K
Hạn mức lên đến 15.000.000 đồngMiễn phí

Thẻ tín dụng cho sinh viên – Người bạn đồng hành cùng sinh viên

Những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng sinh viên

Vì là đối tượng có thu nhập không ổn định nên khi sử dụng thẻ tín dụng, các bạn sinh viên cần lưu ý những điểm sau:

  • Hiểu rõ điều khoản và điều kiện: Đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của thẻ tín dụng. Hỏi rõ về các khoản phí, lãi suất, và các điều kiện liên quan để tránh gặp những tình huống rủi ro trong quá trình sử dụng thẻ.
  • Sử dụng một cách có trách nhiệm: Thẻ tín dụng cung cấp sự linh hoạt trong việc thanh toán và mua sắm, nhưng cần nhớ sử dụng một cách có trách nhiệm. Hãy đảm bảo chỉ sử dụng thẻ để chi tiêu trong phạm vi ngân sách của bạn có và không vượt quá khả năng thanh toán.
  • Trả đúng hạn: Bạn nên cân đo chi tiêu hợp lý từ đó mới quản lý tài chính tốt để trả nợ đúng hạn, tránh mất tiền phạt và tổn thất lịch sử tín dụng.
  • Đặt mục tiêu tài chính: Nếu bạn có xu hướng chi tiêu quá mức, hãy đặt ngưỡng chi tiêu trên thẻ của mình. Điều này giúp bạn kiểm soát và hạn chế số tiền bạn có thể chi tiêu trên thẻ tín dụng, ngăn chặn việc vượt quá ngân sách.
  • Bảo vệ thông tin thẻ: Sinh viên cần giữ bí mật thông tin thẻ tín dụng và không chia sẻ thông tin này với người khác, để tránh rủi ro gian lận hoặc việc sử dụng trái phép.
  • Lựa chọn thẻ tín dụng phù hợp: Hiện nay có nhiều ngân hàng hỗ trợ sinh viên mở thẻ tín dụng, bạn nên tìm hiểu về các chương trình khuyến mãi hoặc phí mỗi tháng để tối ưu tài chính của mình tốt nhất có thể.

Thẻ tín dụng cho sinh viên – Người bạn đồng hành cùng sinh viên

 

Lời kết

Mở thẻ tín dụng có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng đòi hỏi sự cẩn trọng và quản lý tài chính thông minh. Tuy nhiên, mọi việc đều có hai mặt tốt và xấu, nếu như thanh toán nợ thẻ tín dụng không đúng kỳ nạn thì sẽ ghim nợ xấu và ảnh hưởng đến hồ sơ vay mượn sau khi ra trường hoặc tận đến khi về già.

Qua bài viết trên, hy vọng ràng đã giúp các bạn nắm được nhiều thông tin cơ bản về thẻ tín dụng sinh viên. Thẻ tín dụng sinh viên tạo nhiều điều kiện để tập cho các bạn sinh viên cách lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và là chỗ dựa tài chính an tâm mỗi khi cần.