Thẻ ngân hàng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch như rút tiền hay thanh toán khi mua sắm. Tuy nhiên, mỗi loại thẻ ngân hàng sẽ có những tính năng khác nhau, do đó tìm hiểu rõ đặc điểm của từng loại thẻ sẽ giúp bạn lựa chọn được loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Đặc điểm của thẻ ngân hàng
Về cấu tạo, thẻ ngân hàng có thiết kế là một miếng nhựa được làm từ chất liệu plastic, có hình chữ nhật theo kích cỡ tiêu chuẩn, thường là 8,5*5,5 cm. Những thông tin chủ yếu có mặt trước và mặt sau thẻ ngân hàng gồm:
Mặt trước thẻ:
- Số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ.
- Tên chủ thẻ.
- Tên và logo của tổ chức phát hành thẻ.
- Tên gọi loại thẻ.
- Chip thẻ
Mặt sau thẻ:
- Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hóa.
- Chữ ký của chủ thẻ.
- Logo tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước.
Các loại thẻ ngân hàng thông dụng hiện nay
1. Thẻ tín dụng (Credit card)
Thẻ tín dụng là loại thẻ ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu trước, trả tiền sau trong một khoảng thời gian quy định. Nếu quá hạn nợ (thường là 45 ngày) ngân hàng sẽ tính lãi suất phạt trả chậm theo quy định của mỗi ngân hàng.
Mỗi thẻ tín dụng sẽ được ngân hàng cấp cho một hạn mức chi tiêu riêng và người sử dụng chỉ có thể thanh toán, chi tiêu trong hạn mức đó. Để mở thẻ, bạn cần phải chứng minh năng lực tài chính hoặc tài sản có giá trị. Dựa vào đó, ngân hàng sẽ xác định khả năng trả nợ của chủ thẻ và đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp.
Những loại thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến hiện nay: Thẻ hạng chuẩn, thẻ hạng vàng, thẻ bạch kim, thẻ tư nhân, thẻ doanh nghiệp, thẻ nội địa, thẻ quốc tế.
https://nganhangonline.net/the-tin-dung/mo-the-tin-dung-vib-online-plus-2in1-tang-ngay-43-trieu-di-grab-ca-nam.html
2. Thẻ ghi nợ (Debit card)
Thẻ ghi nợ liên kết trực tiếp với tài khoản thanh toán tại ngân hàng, được sử dụng theo cơ chế nạp tiền trước và chi tiêu sau, trong phạm vi số tiền có trong tài khoản ngân hàng. Có nghĩa là, bạn chỉ có thể thanh toán, chuyển khoản, rút tiền mặt tại ATM… khi có tiền trong thẻ và là tiền của bạn nạp vào chứ không phải đi vay của ngân hàng. Do đó, thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng mà chỉ có hạn mức chuyển khoản theo ngày. Người sử dụng thẻ không phải lo lắng về thời hạn thanh toán, lãi suất như thẻ tín dụng.
Thẻ ghi nợ hiện nay được phân loại theo hạng thẻ gồm: thẻ chuẩn và thẻ hạng cao hơn như thẻ ghi nợ hạng vàng.
Xem thêm: Thẻ ghi nợ quốc tế là gì? Ngân hàng nào hỗ trợ làm thẻ ghi nợ quốc tế online tại nhà?
3. Thẻ ATM (Thẻ nội địa)
Có chức năng tương tự thẻ ghi nợ, sử dụng để rút tiền mặt từ tài khoản cá nhân thông qua ATM trong phạm vi số tiền có trong tài khoản. Ngoài ra, bạn còn thể sử dụng thẻ ATM để chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm tra tài khoản, mua thẻ từ máy rút tiền tự động ATM. Thẻ ATM dùng để chi tiêu trong nước thông qua tổ chức chuyển mạch thẻ nội địa.
4. Thẻ trả trước (Prepaid card)
Với thẻ trả trước, bạn không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ mà chỉ cần nạp tiền vào thẻ và chi tiêu trong giới hạn số tiền đã nạp. Thẻ trả trước được chia thành 2 loại chính là thẻ định danh (có đầy đủ thông tin chủ thẻ, có thể rút tiền tại ATM) và thẻ không định danh (có thể mở mà không cần CMND, không thể rút tiền tại ATM).
Lưu ý, thẻ trả trước có thể thực hiện nhiều giao dịch nhưng không thể chuyển khoản được.