Nếu bạn đã từng vay tiền ngân hàng hoặc là đang có ý định vay một khoản vay tại ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng như là các công ty tài chính, thì chắc hẳn các bạn đã nghe đến nghiệp vụ một ngân hàng thường hay nói đó là “check CIC” để kiếm tra tín dụng của một ai đó hay là một công ty nào đó để xem họ có bị nợ xấu hay không? Vậy, CIC là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định của ngân hàng, các tổ chức tín dụng? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
CIC là gì?
CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam.
Chức năng hoạt động của CIC
CIC làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho nhu cầu quản lí của Ngân hàng Nhà nước.
Nói cách khác, CIC hoạt động giống như một cuốn sổ ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với ngân hàng, tổ chức tín dụng và là kho thông tin để ngân hàng, tổ chức tín dụng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó vay hay không
Thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1 (Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn): Là những khoản nợ được đánh giá là đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả lãi và gốc đúng hạn. Trường hợp trả nợ quá hạn từ 1 đến 10 ngày vẫn được nằm trong nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt lãi.
- Nhóm 2 (Dư nợ cần chú ý): Liệt kê danh sách các khoản nợ đáo hạn muộn từ 10 đến 90 ngày
- Nhóm 3 (Dư nợ dưới tiêu chuẩn): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
- Nhóm 4 (Dư nợ có nghi ngờ): Là các khoản nợ trong nhóm quá hạn từ 181 đến 360 ngày
- Nhóm 5 (Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn): Nhóm nợ xấu có khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
Việc phân loại nhóm nợ giúp cho hệ thống CIC xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là các cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn để từ đó giúp các ngân hàng, tổ chức tín dụng đưa ra quyết định có cho vay hay không.
Nếu bạn ở nhóm nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) thì điểm xếp hạng tín dụng của bạn bị ảnh hưởng khá nhiều, rơi vào nợ xấu thì khả năng vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tín dụng của bạn sẽ rất thấp.
Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng online
Cách 1: Tra cứu tại website Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC
- Truy cập vào trang cic.gov.vn
- Chọn Đăng ký và thực hiện Đăng ký theo hướng dẫn bao gồm thông tin cá nhân hình ảnh cá nhân, chứng minh nhân dân/căn cước công dân..
- Nhập mật khẩu, xác nhận mật khẩu sau đó nhấn tiếp tục
- Nhập mã xác nhận được gửi vào số điện thoại đã đăng ký sau đó nhấn tiếp tục.
- Nhân viên CIC sẽ gọi cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi đáp.
- Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập và mật khẩu sẽ được gửi qua SMS hoặc E-mail mà bạn đã đăng ký.
- Đăng nhập vào hệ thống CIC và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.
Cách 2: Kiểm tra bằng ứng dụng trên thiết bị di động
Ứng dụng CIC Credit Connect hiện đã được phát hành trên cả hệ điều hành iOS và Android, bạn có thể thực hiện tra cứu nhanh chóng qua các bước sau:
- Cài đặt ứng dụng cho điện thoại
- Đăng ký theo các bước yêu cầu
- Đăng nhập vào tài khoản CIC đã xét duyệt thành công, quá trình xét duyệt có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày làm việc hành chính, sau đó sử dụng tính năng tra cứu theo hướng dẫn trên ứng dụng
Sau khi hoàn tất việc tra cứu, hệ thống CIC sẽ gửi báo cáo cho người tra cứu chi tiết về lịch sử sử dụng tín dụng, thông tin trên báo cáo sẽ bao gồm:
- Điểm tín dụng cá nhân
- Số nợ đang có
- Nợ nào là nợ xấu
- Lịch sử sử dụng tín dụng
- Các quan hệ tín dụng
- …
Chú ý: báo cáo tín dụng sẽ được miễn phí lần đầu trong năm, đối với lần thứ hai trở đi giá khai thác báo cáo sẽ là 22.000đ.
Làm thế nào để xóa lịch sử nợ xấu trên CIC
Trường hợp nợ xấu do khách hàng chậm trả nợ gốc, lãi trên 90 ngày:
- Trước tiên, cần kiểm tra tình trạng nợ xấu trên CIC để biết rõ số tiền đang nợ và nhóm nợ.
- Tiếp đó liên hệ với ngân hàng cho vay để tổng hợp toàn bộ khoản gốc, lãi phải thanh toán .
- Tiến hành tất toán toàn bộ khoản nợ.
Lưu ý cần lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ thanh toán sau khi đã thanh toán toàn bộ khoản nợ, bạn cần yêu cầu ngân hàng cập nhật thông tin về dư nợ cho CIC để cập nhật lên hệ thống.
Nếu nợ xấu là do lỗi của ngân hàng hoặc CIC:
- Kiểm tra tình trạng nợ xấu trên CIC
- Làm công văn gửi ngân hàng hoặc CIC để khiếu nại xóa nợ xấu
- Sau khi nhận được phản hồi, kiểm tra lại trên hệ thống CIC để đảm bảo thông tin đã được cập nhật chính xác.
Qua bài viết này, hi vọng rằng đây là những thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào giải đáp được câu hỏi CIC là gì, cách kiểm tra và cách để xử lý nợ xấu trên CIC.