Kể từ khi được phổ biến bởi công ty Diners Club vào thập niên 50, thẻ tín dụng đã đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, qua khả năng đầy quyến rũ: “mua trước, trả tiền sau”. Thẻ tín dụng là một phát minh thiên tài của giới kinh doanh, là con gà đẻ trứng vàng của những tổ chức có trong tay nhiều tiền và sẵn sàng cho người khác vay tiền, nếu bạn biết chi tiêu thông minh, cũng có thể coi là bạn đang chiếm dụng một khoản tiền của ngân hàng cho bạn với giá 0 đồng.

Và nếu chi tiêu tốt có thể bạn còn kếm được tiền từ ngân hàng trả bạn hàng tháng (Cash back). Đó là nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng cho mục đích làm ăn, kinh doanh… Mà mục đích của thẻ tín dụng là kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh nhu cầu ham muốn của con người, nên sẽ rất rất khó để thoát khỏi cảm dỗ đó. Và khi vượt quá kiểm soát, thì lãi là một con ma vô hình kéo cuộc sống của bạn đi xuống…

THẺ TÍN DỤNG: Những LƯU Ý cần biết TRƯỚC KHI DÙNG

Hầu hết khách hàng quan tâm đến những tiện ích của thẻ tín dụng nhưng lại ít khi để ý đến một tiêu chí quan trọng không kém – lãi suất thẻ tín dụng. Nếu không hiểu rõ về lãi suất thẻ tín dụng bạn có thể mắc phải một số sai lầm khi chi tiêu bằng thẻ làm mất thêm một khoản tiền không đáng có.

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

THẺ TÍN DỤNG: Những LƯU Ý cần biết tránh bị đánh lãi suất khi sử dụng.

Lãi suất thẻ tín dụng là khoản tiền chủ thẻ tín dụng phải chịu khi thực hiện rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng hoặc thanh toán không đúng hạn toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng của tháng trước. Lãi suất áp dụng với dư nợ của từng loại Thẻ tín dụng thực hiện theo biểu lãi suất do ngân hàng quy định áp dụng với loại thẻ tín dụng đó tại từng thời kỳ.

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng

  1. Trường hợp Chủ thẻ giao dịch rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại thiết bị đọc Thẻ POS: Nếu bạn thực hiện rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, phí ứng trước tiền mặt và lãi suất sẽ được áp dụng ngay tại thời điểm bạn rút. Do đó, bạn chỉ nên ứng tiền mặt khi bạn đã dự tính được khả năng chi trả cho những khoản phát sinh.
  2. Trường hợp Chủ Thẻ thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ: Bạn nên chú ý đến thời gian miễn lãi được cấp cho loại thẻ tín dụng của bạn. Hãy chi tiêu đồng thời thanh toán lại cho ngân hàng trong khoảng thời gian này để tránh bị lãi suất thẻ tín dụng. Tùy vào cách bạn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng mà lãi suất và phí cho từng trường hợp sẽ khác nhau.
  3. Thanh toán một khoản tối thiểu trở lên của dư nợ cuối kỳ vào hoặc trước ngày đến hạn thanh toán: trong trường hợp này, lãi suất ngày sẽ được áp dụng và được tính theo dư nợ cuối ngày sau mỗi giao dịch phát sinh trong tháng.
  4. Không thanh toán được ít nhất phần dư nợ tối thiểu trước hoặc vào ngày đến hạn thanh toán: trong trường hợp này, cả lãi suất và phí trả chậm sẽ được áp dụng (lãi suất và phí tùy ngân hàng)

Những lưu ý để tránh bị phát sinh lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng.

THẺ TÍN DỤNG: Những LƯU Ý cần biết tránh bị đánh lãi suất khi sử dụng.

Khi biết cách sử dụng tín dụng, bạn có thêm một nguồn vốn để làm được nhiều việc hơn trong ngắn hạn, hoặc đi săn thưởng. Nhiều người thậm chí còn mở rất nhiều thẻ ở nhiều ngân hàng khác nhau, và quản lý bằng các công cụ theo dõi chi tiêu chuyên nghiệp, để cứ mỗi năm lại được những dặm bay miễn phí, ở khách sạn sang trọng miễn phí, thưởng đồ công nghệ hay các bữa ăn ở nhà hàng sang trọng… mà không tốn bất kỳ một khoản phí nào.

Nhưng đối với đa số, việc được cấp thêm nguồn tiền dễ truy cập cùng với điều kiện sống chưa ổn định, sẽ dần bị phụ thuộc vào thẻ tín dụng và sống chung với các khoản nợ lãi suất cao. Chính vì vậy, sau đây là một số lưu ý nhỏ cho các bạn:

Thứ nhất: Lựa chọn lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi phù hợp.

Ở mỗi ngân hàng có quy định riêng về lãi suất thẻ tín dụng, bởi vậy khi quyết định đăng ký mở thẻ, bạn nên chọn ngân hàng hoặc dòng thẻ có lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi thấp nhất.

THẺ TÍN DỤNG: Những LƯU Ý cần biết TRƯỚC KHI DÙNG

Thứ hai: Hạn chế tối đa trả nợ trễ và rút tiền mặt, cố gắng thanh toán nợ thẻ tín dụng sớm nhất có thể.

Chủ sở hữu không nên lạm dụng việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng quá nhiều nếu không thực sự cần thiết. Mục đích chính của thẻ tín dụng không phải để rút tiền mặt, nên bạn hãy hạn chế và chỉ nên sử dụng tính năng này trong những trường hợp cấp bách và bất khả kháng. Vì tiền lãi sẽ cộng dồn theo từng ngày từ thời điểm bạn rút tiền cho đến ngày hoàn trả số tiền đó.
Bạn phải để ý thời gian ngân hàng lên sao kê, và thời gian cần thanh toán thẻ hằng tháng, thường xuyên kiểm tra tin nhắn nhắc nhở và email thông báo từ ngân hàng để tránh trường hợp sơ ý quên mất thời diểm trả nợ thẻ. Khi đã hoàn trả đủ số dư nợ trước hạn, bạn sẽ được miễn lãi và không phải trả phí thanh toán chậm. Ngoài ra, bạn còn được tích điểm chi tiêu và hưởng thời gian miễn lãi ở kỳ tiếp theo. Đặc biệt, bạn sẽ không bị cho vào danh sách nợ xấu, không ảnh hưởng xấu tới việc vay vốn và mở thẻ tín dụng sau này.
Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể thanh toán khoản tối thiểu nếu khả năng tài chính chưa cho phép. Theo đó, bạn chỉ phải trả lãi suất của thẻ tín dụng mà không phải chịu phí trả chậm. Tuy vậy hãy cân nhắc hoàn trả khoản tiền còn lại cho ngân hàng sớm nhất có thể vì lãi suất sẽ tính theo dư nợ giảm dần.

Thứ ba: Chi tiêu kỷ luật và có tính toán khả năng chi trả.

Trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó, bạn nên cân nhắc xem có khả năng chi trả cho món đồ đó sớm hay không. Nếu vẫn còn dư nợ trong thẻ tín dụng từ tháng trước, bạn nên hạn chế chi tiêu, mua sắm trên thẻ tín dụng trong kỳ này, bởi bạn có thể không kịp thanh toán theo đúng kỳ hạn để rồi phải chịu thêm lãi suất thẻ tín dụng và dư nợ ngày càng tăng.

Dù có thẻ tín dụng với hạn mức cao nhưng hãy lập hạn mức chi tiêu theo khả năng của bản thân, khi nào sẽ có nguồn tiền để trả nợ thẻ.

THẺ TÍN DỤNG: Những LƯU Ý cần biết TRƯỚC KHI DÙNG

Với những kiến thức cần thiết về lãi suất thẻ tín dụng được chia sẻ trên đây, hy vọng chủ thẻ có thể lên kế hoạch để yên tâm tận hưởng những ưu đãi và tiện ích mà chiếc thẻ quyền lực này mang lại.