Một trong những quan tâm hàng đầu của trader Forex là tỷ giá hối đoái. Chỉ chênh lệch vài điểm tỷ giá thôi cũng khiến nhà đầu tư kiếm lời hoặc nhận lỗ lớn. Vậy bạn có biết những yếu tố nào đang tác động nhanh đến tỷ giá hối đoái? Hãy tham khảo ngay những yếu tố sau đây để có nhận định chính xác hơn về tỷ giá giữa những cặp đồng tiền.

Cùng với nhiều chỉ số tài chính, tỷ giá hối đoái của các cặp đồng tiền tác động mạnh đến kết quả giao dịch. Vì vậy, trước khi bắt đầu giao dịch forex nhà đầu tư nên bắt đầu tài khoản demo trước khi dùng tài khoản thực. Đồng thời lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này!

Lạm phát

Tỷ giá hối đoái thể hiện tương quan sức mạnh kinh tế của 2 quốc gia và lạm phát là một trong nhiều chỉ tiêu đánh giá sức mạnh của một nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát là yếu tố đầu tiên mà nhà đầu tư cần lưu ý khi lựa chọn đồng tiền giao dịch. 

Lạm phát khiến đồng tiền mất đi giá trị. Hiểu đơn giản, khi một đồng tiền bị lạm phát cao hơn, đồng tiền đó mất giá nhiều hơn đồng tiền khác. Giá trị giảm sút khiến sức mạnh của đồng tiền không được duy trì, ảnh hưởng đến tỷ giá giữa 2 đồng tiền. Thông thường, tỷ giá tốt hơn thuộc về đồng tiền có mức lạm phát thấp và ổn định.

Lãi suất

Trong thực tế, lãi suất có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và lạm phát. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các nước đều sử dụng yếu tố này để kiềm chế lạm phát, giữ ổn định tỷ giá. Cụ thể: Lãi suất tăng cao khiến những người cho vay tiền được hưởng mức lợi tức cao hơn. Từ đó, chính sách này sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài cho vay nhiều hơn, khiến tỷ giá tăng lên.

Tuy nhiên, lãi suất sẽ được hạn chế tác động nhiều nếu lạm phát thấp, nền kinh tế ổn định và đồng tiền giữ giá trị ổn định hoặc tăng qua thời gian.

Cán cân thanh toán quốc tế

Tỷ giá hối đoái thể hiện giá trị tương quan của 2 đồng tiền nhưng cũng là tương quan sức mạnh của 2 nền kinh tế sở hữu đồng tiền. Thông thường cán cân thanh toán quốc tế nghiêng về phía các quốc gia có nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững hơn. Nếu thu nhập từ các hoạt động xuất khẩu tăng, tác động tích cực làm tăng giá trị của đồng nội tệ. Ngược lại, nếu doanh thu từ xuất khẩu tăng chậm hơn so với doanh thu từ nhập khẩu, giá trị đồng nội tệ giảm.

Nợ công

Khi thâm hụt ngân sách, các nước sẽ tài trợ quy mô lớn để trả cho các dự án đầu tư công và chi tiêu chính phủ. Dù hoạt động này giúp kinh tế trong nước phát triển nhưng lại kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài vì các khoản nợ do đầu tư công dễ dẫn đến lạm phát. Để hạn chế tình trạng lạm phát, các quốc gia không in thêm tiền mà sẽ đi vay dẫn đến tăng nợ công.

Tình trạng này diễn ra lâu và mức lớn khiến đồng tiền nước đó ngày càng mất giá trị. Lúc đó, tỷ giá của đồng tiền đó ngày càng giảm và gây áp lực tài chính càng nặng nề lên nền kinh tế.

Sự ổn định của nền kinh tế

Nền kinh tế ổn định thể hiện ở: lạm phát thấp, tốc độ tăng trưởng đều hoặc tăng đều, lãi suất duy trì ổn định và hỗ trợ tốt cho các thành phần kinh tế. Ngoài ra, khi đáp ứng được mục tiêu đề ra, nền kinh tế phát triển ổn định cũng tạo cơ sở để duy trì mức tỷ giá tốt nhất.

Kinh tế phát triển, các chủ thể được tạo điều kiện để phát huy hết tiềm lực và thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Lúc này, đồng nội tệ cũng trở nên có giá hơn và thúc đẩy tỷ giá tăng.

Tỷ giá hối đoái chịu tác động bởi nhiều yếu tố liên quan đến tình hình ổn định và phát triển kinh tế cũng như tương quan sức mạnh giữa các quốc gia. Trước khi lựa chọn đầu tư cho một tỷ giá của các cặp đồng tiền, bạn nên cân nhắc những yếu tố này để đánh giá chính xác hơn.